CÁC LOẠI CÂN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG

Các loại cân điện tử trong phòng thí nghiệm được sử dụng

Việc cân đo đong đếm các hóa chất hay các nguyên liệu thí nghiệm là một công việc đòi hỏi mức độ chính xác cực cao. Chính vì vậy, người ta sản xuất những loại cân riêng để phục vụ trong lĩnh vực này. Vậy cân trong phòng thí nghiệm là gì, có các loại nào và cách sử dụng ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây. 

1. Cân trong phòng thí nghiệm là gì?

Cân trong phòng thí nghiệm là một thiết bị quan trọng được sử dụng để đo lường khối lượng của các vật thể hoặc chất trong môi trường thí nghiệm. Độ chính xác cao của các loại cân này là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các kết quả thí nghiệm.

Dựa vào nhu cầu và đặc điểm thí nghiệm; mà cân dùng trong phòng có rất nhiều mẫu mã cũng như tính năng khác nhau. Dưới đây là một số dòng cân dùng trong tròng thí nghiệm thông dụng hiện nay.

2. Các loại cân trong phòng thí nghiệm

Để phân loại cân thí nghiệm, người ta thường dựa vào mục đích sử dụng hoặc sai số của cân. Phân loại theo mục đích sử dụng

2.1. Cân thô

Là những loại cân mang đến kết quả thu được với độ chính xác tính theo hàng gam. 

2.2 Cân kỹ thuật 

Là những loại cân được dùng phổ biến trong các phép đo không có yêu cầu cao về độ chính xác, thường dao động trong khoảng từ 0.001 – 0.1g. Đây là loại cân được dùng khi muốn cân sơ bộ mẫu vật trước khi phải phân tích.

2.3 Cân phân tích

Là những loại cân có độ chính xác cao. Loại cân này có khả năng phân tích các mẫu vật, chất gốc dùng để pha dung dịch với độ chính xác cao nhất. Trong dòng cân phân tích, dựa vào độ chính xác mà người ta còn chia chúng thành những loại cân với tên gọi khác nhau: 

2.4 Cân phân tích thường 

  • Cân bán vi lượng
  • Cân vi lượng 
  • Cân siêu vi lượng 

Trong các dòng cân trên, các loại cân bán vi lượng, cân vi lượng, cân siêu vi lượng đều là những dòng cân cao cấp, có giá thành rất cao. Do vậy, chúng đều là những dòng cân được dùng trong những phòng thí nghiệm chuyên dụng.

2.5 Phân loại theo độ chính xác

Còn căn cứ theo độ chính xác của sai số, mà người ta lại chia cân trong phòng thí nghiệm thành những loại sau:

  • Cân phân tích 2 số lẻ.
  • Cân phân tích 3 số lẻ.
  • Cân phân tích 4 số lẻ.
  • Cân phân tích 4 số lẻ  
  • Cân phân tích 5 số lẻ.
  • Cân phân tích 6 số lẻ.

Từ các loại cân phòng thí nghiệm, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được dòng cân phù hợp để đáp ứng yêu cầu sử dụng. Đồng thời, bạn cũng cần tham khảo cách sử dụng cân thí nghiệm để có thể dùng cân đúng cách và hiệu quả. 

3. Cách sử dụng

Sử dụng cân điện tử cùng khá đơn giản, tùy vào từng dòng cân khác nhau mà chúng có các cách sử dụng khác nhau, nhưng mô hình chung được tiến hành theo 5 bước dưới đây:

Bước 1: Khởi động cân

Trước khi tiến hành cân, bạn thực hiện các bước khởi động cân để đảm bảo cân vận hành ổn định. 

Bước 2: Bật nguồn cân để khởi động, làm nóng cân, cho cân thích nghi với nhiệt độ và độ ẩm. 

Bước 3: Kết nối với máy tính, máy in hay màn hình trước khi cân. 

Bước 4: Cố định vị trí đặt cân và không dịch chuyển sau khi bắt đầu khởi động. 

Bước 5: Sau khi hoàn thành quá trình cân, tắt máy, tắt nguồn điện và vệ sinh ở những khu vực bề mặt cân, khu vực xung quanh.

Nếu nghi ngờ cân có sai số, tốt nhất nên hiệu chuẩn trước khi tiến hành cân. 

Tạo độ ẩm không khí trong phòng từ 45%-60%, không thay đổi độ ẩm để không làm thay đổi các kết quả cân.

Từ những chia sẻ về các loại cân trong phòng thí nghiệm hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về thiết bị cân phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, bạn sẽ biết cách sử dụng cân trong phòng thí nghiệm đơn giản để có được kết quả chính xác nhất. Nếu có thắc mắc về quá trình cân trong phòng thí nghiệm, vui lòng liên hệ cho Quốc Hùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *